Khi màn đêm buông xuống, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng phát quang sinh học thú vị ở vịnh Jervis. Loài tảo phát quang sinh học có tên Noctiluca scintillans được xác định là "thủ phạm" gây ra hiện tượng này.
Khả năng phát quang sinh học của loài tảo N. scintillans được tạo ra bởi hệ thống luciferin và luciferase, gồm một số phân tử phát quang và enzym, nằm bên trong hàng nghìn bào quan hình cầu trên tế bào chất của sinh vật nguyên sinh đơn bào này.
Hồ Spotted (hồ lốm đốm) ở British Columbia, Canada là một trong những hồ nước đặc biệt nhất thế giới. Người dân bản địa còn gọi hồ nước này là Kliluk - theo tên của các loại khoáng chất cấu tạo nên hồ nước.Nước trong hồ không được bổ sung bởi các dòng sông mà hoàn toàn dựa vào lượng tuyết tan, nước ngầm và nước mưa. Vào mùa Xuân và mùa Hè, những "lốm đốm" nhỏ với đủ màu sắc vàng, xanh lục và xanh lam lộ ra. Chúng là kết quả của nồng độ khoáng chất cao tích tụ trong nước, bao gồm các chất canxi, natri sunfat và magie sunfat.
Màu sắc của các vũng nước nhỏ phụ thuộc vào thành phần khoáng chất cụ thể và lượng ánh sáng chiếu vào. Chẳng hạn, các "đốm" màu xanh lam thường có nồng độ magie sunfat cao, trong khi các "đốm" màu xanh lá cây thường được tạo thành từ cả magie sunfat và canxi carbonat.
Hồ Hillier ở Australia nổi bật với nước màu hồng tuyệt đẹp. Do đó, nơi đây còn được gọi là "hồ nước hồng". Màu sắc độc lạ của nước hồ khiến nhiều người tò mò.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hồ Hillier có màu nước khác lạ như vậy là vì vi khuẩn. Họ xác định có khoảng 10 loại vi khuẩn ưa muối và một lượng lớn chủng loại tảo đơn bào Dunaliella - đều mang sắc tố đỏ và hồng - có trong nước hồ.
Trong số này, 33% số lượng ADN được xác định thuộc về loài vi khuẩn chứa carrotene - mang sắc tố của màu cà rốt - có tên Salinibacter ruber. Điều này khiến nước hồ Hillier có màu hồng độc đáo như vậy. Dù nước hồ đẹp nhưng vô cùng nguy hiểm nên du khách chỉ có thể ngắm mà không thể đặt chân đến.
Mời độc giả xem video: Đến thăm “vùng đất của vàng”, đến đôi dép lê cũng phải dát... toàn vàng.